Nếu không phải ông cụ có tay nghề thì chỉ sợ ngay cả một câu người ta cũng không muốn nói với ông ấy.

Hết cách rồi, người phụ nữ mặc áo ca rô hít sâu một hơi rồi nín thở, cuối cùng lại nhìn ông thợ may nói: “Ông cụ Tống, nếu ông nhất quyết để học trò của ông làm thì tôi có vài lời phải nói trước ở đây, nếu làm xấu thì tôi sẽ không trả tiền công và ông phải đền vải cho tôi.”

Ông thợ may ung dung "ừ" một tiếng: "Làm hỏng thì bảo cô ta đền đi, ba cô ta làm cán bộ trong bộ đội mà."

Nguyễn Khê bỗng dưng sửng sốt, cô nhìn ông ấy: "???"

Ông thợ may không để ý đến ánh mắt cô, chìa cằm về phía máy may: "Làm xong nhanh lên mà về."

Nguyễn Khê thu lại tầm mắt, không nói gì cả, trực tiếp cầm lấy miếng vải đã được cắt đi đến ngồi xuống cạnh máy may.

Làm kiểu quần áo đơn giản này quá dễ với cô, cho nên cô khá lơ là. Nhưng người phụ nữ mặc áo ca rô và con dâu tương lai của bà ta lại không thoải mái, gương mặt như bị mây đen bao phủ.

Để nhanh chóng hóa giải áp lực trong lòng họ, Nguyễn Khê không do dự nữa, quả quyết rút chỉ dưới máy may ra, lại tìm sợi chỉ thích hợp quấn vào con suốt, quấn xong lại xỏ chỉ, kéo chỉ, tất cả các động tác làm liền mạch.

Nhìn thấy Nguyễn Khê làm những động tác ấy thật thành thạo, sắc mặt người phụ nữ mặc áo ca rô vô tình tốt hơn nhiều. Nhưng bà ta cũng không bình tĩnh được, nhất là khi nhìn thấy Nguyễn Khê đặt vải xuống dưới chân vịt, trái tim bà ta muốn nhảy lên tận cổ họng.

Lại nghĩ đến đây là số vải nhà mình dùng khoản tiền vất vả tích cóp, trèo đèo lội suối đến công xã mua về, bà ta càng thấy không thở nổi. Trong khoảnh khắc Nguyễn Khê chuyển động bánh xe bàn đạp, suýt chút nữa bà ta đã trợn trắng mắt ngất đi.

Nhưng lúc Nguyễn Khê vô cùng thuận lợi đạp ra một đường vắt sổ thẳng tắp ở mép vải, đột nhiên bà ta thở đều lại. Sau đó, mây đen trên mặt bà ta tản đi một chút, từ từ lộ ra vẻ ngạc nhiên.

Ông thợ may ở bên cạnh hút tẩu thuốc, nhìn sự thay đổi nét mặt của người phụ nữ kia, cố ý chọn lúc này để mở miệng hỏi bà ta: "Đứa học trò này của tôi, bà thấy thế nào?"

Nghe vậy, người phụ nữ mặc áo ca rô hoàn hồn lại, trên mặt có chút ngượng ngùng: "Ông nói phải."

Ông thợ may không hề khiêm tốn chút nào: "Đương nhiên rồi."

Nguyễn Khê đang đạp máy may mỉm cười: "Là do con thông minh."

Lúc này người phụ nữ mặc áo ca rô mới khen cô: "Cô gái, cô thông minh thật, tôi đã xem thường cô rồi."

Nói đến đây, trong lòng bà ta không còn chút lo lắng nào nữa, bà ta hoàn toàn yên tâm rồi, cũng không đứng đó chờ nữa, chỉ bảo con dâu tương lai ở đó chờ, để cô ấy thử áo, góp ý khi cần.

Sau đó, trong nhà chỉ còn lại tiếng máy may chạy,

Cuối cùng cũng làm xong bộ quần áo, Nguyễn Khê ngồi cạnh máy may làm cúc áo bằng tay. Đơm xong cái cúc cuối cùng, cô là một lượt rồi mới đóng cúc lên, coi như là hoàn thành nhiệm vụ một ngày.

Khi Nguyễn Khê cầm bàn là để là quần áo, người phụ nữ mặc áo ca rô cầm một con gà đã mổ bụng vặt lông đi vào nhà, đến trước mặt ông thợ may, nói: "Ông Tống, tôi làm thịt cho ông một con gà trống, ông mang về ăn đi."

Ông thợ may không từ chối, trực tiếp nhận lấy.

Trước kia ông ấy may quần áo cho người ta đều như vậy, tóm lại có thể nhận được chút đồ ăn, có cả đào, bơ, mật ong, trứng gà các loại nữa, có khi sẽ có trứng gà hoặc gia súc đã làm thịt, đến tết mà làm thịt heo thì cũng cho ông ấy thịt heo nữa.

Đương nhiên, tặng đồ, thêm hay bớt tiền công cũng không quan trọng.

May áo xong, ông thợ may nhận gà và lấy tiền công.

Thu dọn đồ đạc xong, bốn người đàn ông cao lớn đưa ông ấy về.

Ông thợ may ngồi trên kiệu, hỏi Nguyễn Khê: "Con muốn lấy tiền hay lấy con gà này?"

Nguyễn Khê có chút bất ngờ: "Con có tiền công sao?"

Ông thợ may nói: "Làm việc đương nhiên sẽ có tiền công, tùy con chọn đấy."

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.



COMMENT



Please Register or Login to comment!